Làng nghề bánh cà Hưng Tân đỏ lửa ngày giáp Tết

Thứ năm - 21/10/2021 12:52
Tết Nguyên đán Tân Sửu đang tới gần, nhiều hộ dân làng nghề bánh cà tại xã Hưng Tân đang tất bật sản xuất để đủ hàng cung ứng cho thị trường.

Khi thời tiết chuyển sang se lạnh, những nụ đào bắt đầu hé báo hiệu mùa xuân cũng là lúc người dân làng nghề bánh cà Hưng Tân (Hưng Nguyên, Nghệ An) tấp nập, rộn rã sản xuất bánh cà phục vụ Tết.

Cả gia đình cùng quây quần làm bánh cà trong không khí ấm cúng, từ đầu làng đến cuối ngõ đâu đâu cũng phảng phất mùi thơm bánh cà.

Giữ gìn làng nghề truyền thống

Bánh cà được nhâm nhi bên chén trà buổi sớm, ấm áp bên tách cà phê xế chiều hay đơn giản mời nhau cho câu chuyện thêm vui đều mang lại vị ngọt nào và lôi cuốn.

Trước đây bánh cà chỉ được sản xuất vào dịp Tết đến xuân về để bày trên bàn thờ cúng gia tiên và tiếp khách trong dịp tết.Nhưng những năm gần đây món bánh cà lại trở thành đặc sản của địa phương, được người dân ưa chuộng mỗi dịp Tết đến xuân về. Người con Hưng Tân mỗi lần về quê đều mang theo một ít bánh cà làm quà biếu khách phương xa. Từ đó món bánh cà được mọi người gần xa biết đến.

Theo người dân địa phương, làm bánh cà là nghề truyền thống lâu đời của người dân xã Hưng Tân. Ban đầu chỉ có vài hộ gia đình trong xã làm để kiếm thêm thunhập, theo thời gian nghề bánh được chú trọng và phát triển thành truyền thống. Cuối năm 2020, làng Nam được UBND tỉnh Nghệ An công nhận làng nghề.
 
1 1215


Hiện nay toàn xã có 64 hộ thường xuyên làm bánh, cho thu nhập bình quân từ bánh cà từ 64-66 triệu đồng /người/năm.Cái tên gọi của bánh cà được truyền từ xa xưa do ông cha truyền lại. Gọi là bánh cà vì bánh nhỏ như quả cà mà có vị đặc trưng khác với nhiều loại bánh khác.

Bánh cà được tạo nên từ 3 nguyên liệu chính đó là bột nếp, trứng gà và đường cát trắng.Bột nếp được say nhuyễn từ những hạt nếp được trồng trên mảnh đất quê hương Hưng Tân được nhồi kỹvới trứng gà ta sau đó đem vắt thành những viên bánh nhỏ có đường kính gần 1cm. Sau đó rán qua bằng dầu thực vật và ngào bằng đường cát trắng.

Bánh cà thành phẩm có màu vàng tươi, hương vị thơm ngon của Trứng gà, dòn đậm của việc nhồi bột đều và rán đều tay, có vị ngọt của đường, thơm của gừng tươi nên rất phù hợp với thị hiếu của người dùng. Bánh cà được người dân nhập cho thương lái với giá từ 100.000đ-120.000đ/kg.

Đang tất bật với việc làm bánh của mình, chịĐinh Thị Lý ở Làng Nam, xã Hưng Tân (Hưng Nguyên), chia sẻ: “Tôi không biết nghề làm bánh cà có từ bao giờ, chỉ nhớ ngày còn nhỏ thường quây quần cùng làm bánh cà chung với gia đình mỗi dịp tết đến. Trước đây bánh cà chỉ được làm vào các dịp lễ tết và làm quà biếu khách phương xa, nhưng bây giờ thì chúng tôi xem đó là công việc kiếm thêm thu nhập những lúc nông nhàn. Gia đình chúng tôi làm bánh cà quanh năm, nhưng chính vụ nhất là dịp Tết Nguyên Đán.Những ngày này gia đình chúng tôi phải tranh thủ làm cả ngày lẫn đêm, mỗi ngày làm được từ 25-30kg/ngày nhưng cũng không đủ bán”.

“Công thức để có được một mẻ bánh cà ngon là cứ 1 kg bột nếp thì được nhồi chung với 13 quả trứng gà, và được ngào bởi 1kg đường cát trắng. Bột phải được nhồi kỹ, đều tay để bánh lúc rán được xốp, giòn. Bánh được rán từ dầu thực vật, đảo đều tay đến lúc bánh có màu vàng tươi là được. Mẻ bánh 1kg rán khoảng 15 phút là hoàn thành”, bà Lý bật mí.

Qua nhiều năm , làng nghề bánh cà Hưng Tân vẫn sống cùng thời gian, đó là nhờ ý thức giữ gìn của nhiều thế hệ. Giờ đây nghề làm bánh là nghề chính chứ không chỉ đơn thuần là nghề phụ lúc nông nhàn.

Ứng dụng công nghệ, phát triển làng nghề.

Vì không chỉ phục vụ trong các dịp lễ tết, hoạt động của địa phương mà giờ đây bánh cà trở thành đặc sản, được khách hàng mọi nơi ưa chuộng, tin dùng nên người dân làm bánh cà xã Hưng Tân ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng, mẫu mã sản phẩm giúp thương hiệu bánh cà Hưng Tân đứng vững hơn trong lòng người tiêu dùng.

Trước đây, làm bánh cà chỉ làm bằng thủ công, nay các gia đình đã đầu tư mua máy àm bánh, vừa giải phóng sức lao động vừa nâng cao hiệu quả sản xuất.

Để giảm bớt sức lao động, tăng năng suất, người dân làng nghề đã ứng dụng máy móc thay thế những công đoạn nặng nhọc của con người.

Đôi tay đang thoăn thoắt cho bột vào máy, anh Phan Xuân Nhuy ở Làng Nam, xã Hưng Tân kể rằng: “Gia đình chúng tôi làm bánh cà quanh năm, nhưng thời kỳ cao điểm nhất từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau. Các năm trước để làm bánh cà phục vụ nhu cầu tết như thế này phải cần đến 5 lao động nhưng năng suất vẫn không cao. Bây giờ có máy móc hỗ trợ, 2 vợ chồng tôi làm được hơn 30kg bánh cà/ngày”.

“Máy móc đã hỗ trợ các công đoạn nặng nhọc, tốn thời gian của việc làm bánh cà như: nhồi bánh, chia bánh và nặn (vo) thành các viên bánh cà tròn, đều và đẹp. Công đoạn vo bánh thành viên trước đây thường chỉ để những người có tay nghề tốt làm giúp tạo ra viên bánh cà đều và đẹp như nhau. Nhưng bây giờ có máy móc hỗ trợ ai cũng có thể làm được”, anh Nhuy chia sẻ thêm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây